Một Người Sai Cộng Một Người Sai Thì Bằng Mấy?

Sáng ngủ dậy, đọc được một bài viết được chia sẻ trong group “Làm Phụ Nữ Không Khổ Tí Nào” của mình về chuyện ngoại tình và người thứ ba. Bắt gặp một số luận điệu khá quen thuộc nên nổi máu “nhà văn”, comment một tràng dài lia lịa. Có vài bạn xin share nên mình post lại lên tường để các bạn có thể share được (tại bình thường nội quy trong group là cấm bê bài ra ngoài, hì hì ?).

Mỗi khi có những sự vụ liên quan đến ngoại tình, bồ bịch là lại bắt gặp khá nhiều những khái niệm bị đánh tráo, kiểu như:

– Thứ nhất: “Tại sao lại đánh cô bồ, chồng mới là người có lỗi cơ mà, sao hai ng đàn bà lại đánh nhau, nếu đánh phải đánh thằng chồng chứ?”.

Chúng ta hay bị tư duy kiểu “1 mất 1 còn”. Đánh bồ nghĩa là chồng vô tội hoặc đánh chồng nghĩa là bồ vô tội. Sự thực là: người thứ ba có lỗi KHÔNG ĐỒNG NGHĨA với việc người chồng vô tội (và ngược lại). Trong một cuộc ngoại tình, ng sai là ng đàn ông và ng thứ ba. Vì sao lại thế ư? Bởi vì họ là 2 người Ý THỨC ĐƯỢC tính chất sai trái trong hành động của mình nhưng họ vẫn làm.

Mình chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cổ vũ chuyện đánh ghen nói riêng hay bạo lực nói chung, bởi vì đó là những hành vi vi phạm pháp luật, chứ không phải là vì ng thứ 3 ko có lỗi. Lỗi của ng chồng và lỗi của ng thứ 3 là 2 loại lỗi độc lập, tách bạch với nhau. Việc “xử lí” ng này ko có nghĩa là phủ nhận lỗi của ng kia. Giả sử, nếu trong một xã hội khác nơi mà ngta xem “đánh” là một hình thức xử lí vi phạm chính đáng, nơi mà ai sai thì đương nhiên bị đánh, câu hỏi cần được đặt ra ko phải là “vì sao đánh bồ thay vì đánh ông chồng”, mà là “vì sao không đánh cả bồ lẫn ông chồng?”. Các bạn hiểu logic ở đây chứ? Ê, mình nhấn mạnh lại là mình ví dụ thế cho mọi ng dễ hình dung chứ mình ko baoh xúi sử dụng bạo lực nha. Ý mình chỉ là, việc ng đàn ông cần bị lên án KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ng thứ 3 không sai.

(Tất nhiên, mình đang phân tích dưới góc độ ng t3 biết ng đàn ông có gia đình nhưng vẫn tiếp tục mqh chứ ko nói đến những hoàn cảnh bị lừa, bị vô tình rơi vào các thứ nhé).

– Thứ hai: “khi chồng ngoại tình thì phải xem lại cuộc hôn nhân đứt gãy chỗ nào, phải xem lại chính mình”. Đây là một kiểu đánh tráo khái niệm mình đã từng đề cập rất nhiều, nó mang màu sắc của lỗi nguỵ biện và của hiện tượng blame the victim (đổ lỗi cho nạn nhân). Nó chính là tiêu biểu cho cái kiểu “mày phải ntn thì nó mới như thế chứ “.

Trong cuộc sống nó xuất hiện rất nhiều. 1 cô gái bị hiếp dâm, ngta bảo “tại cô ta ăn mặc hở hang nên mới bị hiếp dâm”, một người bị cướp, ngta bảo “ai bảo khoe của nên mới bị cướp”, thậm chí một ng bị giết do mâu thuẫn thì ngta cũng có thể bảo “ai bảo hung hăng nên mới bị giết”. Riết hồi sẽ tạo thành một xã hội loạn lạc nơi mà người ta luôn có quyền đổ lỗi cho lỗi sai của mình.

Tương tự ở đây cũng như thế. Khi một người phản bội, nếu bạn luôn tìm một cái lí do để bào chữa cho sự phản bội của anh ta hoặc cô ta thì đương nhiên, cái sự phản bội đó đã được hợp lý hoá, đã được chấp nhận theo 1 cách nào đó, và nó cũng có nghĩa là họ CÓ QUYỀN làm điều sai đó. Thế nên, mới có chuyện khi nuôi dạy trẻ, khi bé ngã, hãy cổ vũ bé đứng lên thay vì “đánh chừa cái sàn làm em đau”, khi bạn đến muộn , hãy xin lỗi ngắn gọn “xin lỗi vì tôi tới trễ” thay vì “tôi tới muộn vì tắc đường”. Cái này ngta gọi là tư duy đổ lỗi. Việc học cách chịu trách nhiệm với những thứ mình làm rất quan trọng.

Việc hôn nhân của bạn ko hạnh phúc và việc bạn ngoại tình là hai chuyện HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP. Xin đừng đổ lỗi vì hôn nhân của tôi ko hạnh phúc nên tôi mới ngoại tình. Không, hôn nhân bạn ko hạnh phúc, bạn cùng ng bạn đời cần cải tạo lại nó; còn ngoại tình là lựa chọn của bạn, bạn ý thức được đó là điều sai và sẽ huỷ hoại hôn nhân của bạn, khiến nó tệ hơn nữa, nhưng bạn vẫn lựa chọn thì đó là trách nhiệm của bạn, quyết định của bạn.

Khi một ng bị phản bội, nội trong câu chuyện ngoại tình đó, họ là nạn nhân. Việc bảo với nạn nhân phải xem lại mình, phải chỉnh sửa này nọ là một hành vi đổ lỗi và đánh tráo khái niệm. Ng bị phản bội phải có trách nhiệm với cuộc hôn nhân của anh ta hoặc cô ta, nhưng ko có trách nhiệm trong việc bạn đời của anh ta hoặc cô ta ngoại tình!

– Thứ ba, gần giống như ý thứ hai, một cái kiểu đánh tráo khái niệm phổ biến nữa, đó là “tôi ngoại tình là vì vợ tôi ko have sex với tôi, tôi ko còn cảm giác yêu thương, gần gũi, bla bla”.

Mình đã nói kĩ ở trên: hôn nhân ko hạnh phúc, bạn có thể hàn gắn nó hoặc rời bỏ nó. Hết yêu luôn có thể chia tay. Còn ngoại tình thì là một “tội ác”. Ko phải tự dưng mà mình dùng cái từ đao to búa lớn đó. Khoa học đã chứng minh rằng tổn thương do bị phản bội có thể dẫn tới sang chấn tâm lí cho nạn nhân ở nhiều mức độ. Việc bạn phản bội nó ko đơn giản chỉ là bạn dành tình cảm hay thể xác cho 1 đối tượng khác, mà đối với nạn nhân, nó có thể ảnh hưởng nặng nề đến niềm tin vào cuộc sống, nhận thức giá trị bản thân, động lực sống, thậm chí thay đổi toàn bộ thế giới quan của anh ta hay cô ta. Và tổn thương này có khả năng tồn tại rất lâu, thậm chí nạn nhân có thể ko bao giờ vượt qua được!

Thế nên mình mới nói: một xã hội văn minh là một xã hội dạy cho con ng cách tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình thay vì đổ lỗi. Nếu bạn ngoại tình, nếu bạn là ng thứ ba, bạn hoàn toàn ý thức được điều đó, vui lòng hãy chịu trách nhiệm với nó, vui lòng ko đổ lỗi cho nạn nhân. Nạn nhân có thể sai trong cuộc hôn nhân của anh ta hoặc cô ta, nhưng họ chưa từng có lỗi trong quyết định ngoại tình hoặc đồng loã với kẻ ngoại tình của bạn.

Trước đây mình từng viết 1 bài: xin đừng nói trong tình yêu, ng ko được yêu nữa là ng thứ ba. Không, nếu ko yêu tôi nữa, xin hãy rời xa tôi. Chừng nào anh hoặc cô còn tự nguyện giữ tôi ở lại trong mqh này thì chừng đó, đó vẫn là mqh của hai người và tôi mới là người trong cuộc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *